CÔNG TY LUẬT TNHH GLOBAL SURPLUS- GSP
danh mục dich vụ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
0908 005 554
CSKH 01
0986544477
CSKH 02
0908005554

Lĩnh Vực Kế Toán

1. Theo phần hành

1.1. Kế toán thanh toán

Do vậy, công việc của kế toán thanh toán bao gồm:
  •    Quản lý các khoản thu của công ty

  •    Các nghiệp vụ thu tiền: của các cổ đông trong công ty, thu hồi công nợ, thu tiền của thu ngân hàng ngày.

  •    Theo dõi tiền gửi ngân hàng trong tháng

  •    Kiểm soát việc công nợ của cổ đông, khách hàng, nhân viên và đôn đốc về việc thu hồi nợ

  •    Kiểm soát việc thanh toán thẻ của khách hàng

  •    Quản lý chặt chẽ các chứng từ liên quan đến thu chi. 

  •    Quản lý các khoản chi trong ngày/tháng

  •    Tạo lập các kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tháng, hàng tuần

  •    Chủ động trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp trong trường hợp việc thanh toán không đảm bảo

  •    Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh toán tiền mặt qua ngân hàng cho nhà cung cấp 

  •    Các nghiệp vụ cần được thực hiện chi nội bộ như làm bảng chấm công và thanh toán lương, thanh toán mua hàng ngoài…

  •    Theo dõi nhiệm vụ tạm ứng tiền để chi tiêu

  •    Kiểm soát mọi hoạt động của thu ngân trong thời gian làm việc

  •    Nhận các chứng từ trực tiếp liên quan từ bộ phận thu ngân

  •    Kiểm tra tính phù hợp các chứng từ của thu ngân.

  •    Luôn kiểm soát các chứng từ của thu ngân trong trường hợp hệ thống PDA không hoạt động, hoặc xảy ra sự cố.

  •    Kiểm soát chặt chẽ việc quản lý quỹ tiền mặt

  •   Thủ quỹ thực hiện nghiệp vụ thu chi kết hợp làm theo quy định.

  •   Thống kê báo cáo tồn quỹ, tiền mặt hàng ngày cho giao dịch.

1.2 Kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng là một phạm trù nhỏ hơn nhưng thuộc lĩnh vực kế toán, liên quan tới việc thu thập cũng như ghi chép, xử lý và phân tích các nghiệp vụ kinh tế hoặc tài chính, đồng thời cũng cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ ở các ngân hàng hoặc các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Công việc kế toán ngân hàng bao gồm:
  • Kế toán ngân hàng sẽ gửi tiền vào ngân hàng để phục vụ các hoạt động thường ngày của công ty.

  • Định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay nợ ngân hàng.

  • Nhận chứng từ của các ngân hàng, sắp xếp theo nội dung.

  • Thường xuyên kiểm tra số tiền dư gửi các ngân hàng vào mỗi ngày để có thể các báo cáo cho phòng quản lý nhằm kiểm soát và thực hiện kế hoạch đóng tiền.

  • Kiểm tra các số dư tiền hiện tại đang gửi các ngân hàng để xem sự tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho phòng quản lý để kiểm tra và thực hiện kế hoạch với dòng tiền.

  • Kiểm tra điều hành các số dư trong tài khoản ngân hàng và làm tính toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng khác nhau

  • Kế toán ngân hàng sẽ Kkểm tra tính đúng đắn minh bạch trên các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc phù hợp

  • Thông qua tính phù hợp của đề nghị thanh toán và phát lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ…và nộp ra ngoài ngân hàng.

  • Kiểm tra đơn xin bảo lãnh từ ngân hàng của các bộ phận khi có nhu cầu cần được phải bảo lãnh của ngân hàng.

  • Thường xuyên các chứng từ báo nợ, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng .

  • Tạo lập và nộp hồ sơ được bảo lãnh tại các ngân hàng.

  • Tạo lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng theo đúng quy định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay.

  • Gửi hồ sơ cho kế toán trưởng và cho chủ tài khoản ký nhận.

  • Chuyển giao hồ sơ công ty cho ngân hàng và theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng.

  • Theo dõi tình hình các dịch vụ bảo lãnh từ ngân hàng.

  • Kiểm soát tình hình mở thanh toán, bảo lãnh

  • Thực hiện các công việc đã giao và giải đáp các khúc mắc từ phía ngân hàng.

  • Tạo bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát.

  • Tạo phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ.

1.3. Kế toán công nợ

Cụ thể, công việc của kế toán công nợ bao gồm:
  • Thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời với thời hạn quy định của công ty.

  • Đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối tháng từng khoản nợ phát sinh, số phải thu và số còn phải thu.

  • Kiểm soát trực tiếp tất cả bằng nguyên tệ và quy đổi theo “ Đồng ngân hàng nhà nước Việt Nam” đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ, cuối mỗi kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá quy đổi thực tế.

  • Chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ phải thu bằng hiện vật. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế trên thị trường.

  • Các khoản nợ phải thu theo thời gian quy định phải thanh toán cũng như theo từng đối tượng thanh toán.

  • Dựa vào số dư chi tiết bên nợ của một số tài khoản thanh toán như: 131,331… để lấy số liệu ghi vào sổ sách các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. 

  • Kiểm soát thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt, tạm ứng bằng tiền mặt, định kỳ hàng tuần/tháng đối chiếu số dư tiền mặt với thủ quỹ.

  • Lập kế hoạch vơi trưởng phòng mức thanh toán và lịch thanh toán với khách hàng.

1.4. Kế toán kho hàng (hàng hóa - giá thành)

Cụ thể, công việc của kế toán kho hàng bao gồm:
  • Theo dõi việc nhập và xuất tồn kho.

  • Kế toán kho kiểm tra nghiêm túc việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hóa vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý hay chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các quy định của công ty giao cho hay không?

  • Theo dõi cập nhật công nợ nhập - xuất hàng hóa; định kỳ lập biên bản xác minh công nợ theo quy định đặt ra.

  • Theo quy định định kỳ cứ 3 tháng 1 lần phối hợp với thủ kho kiểm kê toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho với số liệu ban đầu. Xử lý những hàng hóa hư hỏng, quá hạn sử dụng.

  • Thiết lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu phát hiện có sự chênh lệch giữa số liệu thực tế với sổ sách, nộp về phòng kế toán để được giải quyết.

  • Kết quả kiểm, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách sẽ được kiểm định theo quy định.

  • Thống kê các báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn và các báo cáo liên quan khác theo quy định của công ty

  • Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Kho; đồng thời kiến nghị những vấn đề liên quan đến công việc của Kế toán kho.

  • Trực tiếp đối chiếu số liệu nhập/xuất của thủ kho và kế toán.

  • Trực tiếp kiểm kê đồng thời theo dõi đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận.

  • Tham gia trực tiếp công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất).

  • Toàn bộ trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý phải chịu nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.

  • Kê khai chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định.

1.5. Kế toán tài sản cố định

Cụ thể, công việc của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm:
  • Kiếm soát việc quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để không bị thất thoát bằng cách mở thẻ tài sản cố định. Với mỗi tài sản cố định phải dán mã riêng biệt.

  • Ngoài ra, kế toán cần lập Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác định số lượng. Tuy nhiên, phụ thuộc theo tính chất của tài sản mà quy định kiểm kê vào cuối năm hay đột xuất.

  • Trích khấu hao đầy đủ chi phí vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh

  • Đối với bộ chứng từ của tài sản phải được lưu tại thẻ tài sản cố định (Vì phục vụ cho nhiều năm sau đó).

  • Khi được bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào sử dụng phải có biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản được an toàn.

1.6. Kế toán doanh thu

Cụ thể, công việc kế toán doanh thu bao gồm:
  • Tham gia thực hiện các báo cáo bán hàng, doanh thu hay lập các phiếu doanh thu.

  • Kê khai các báo cáo về các khoản giảm trừ doanh thu.

  • Theo dõi khắt khe doanh thu và số lượng hàng hóa, doanh thu bán hàng và cập nhật cho kế toán trưởng hoặc bộ phận kế toán trong ngày.

  • Lưu giữ các hóa đơn bán hàng và so sánh với hóa đơn đã sử dụng trước đó.

  • Sửa đổi các khoản giảm trừ, đảm bảo mọi vấn đề liên quan đến giảm trừ doanh thu được phê duyệt của cấp trên.

  • Lập các báo cáo tổng hợp để gửi kế toán trưởng xem xét và duyệt.

  • Kiểm soát đột xuất các đại lý hay điểm bán hàng về doanh thu bán hàng.

  • Cùng với thủ quỹ kiểm tra đột xuất và định kỳ tất cả các quỹ bên trong nội công ty/doanh nghiệp.

1.7. Kế toán thuế

Công việc kế toán thuế bao gồm:
  • Kế toán thuế sẽ kê khai tờ khai thuế và lập bảng báo cáo tình trạng sử dụng hóa đơn có đầu vào cả đầu ra của doanh nghiệp trong tháng. Hóa đơn đầu ra phải kê ngày đầy đủ, hóa đơn đầu vào muốn được khấu trừ thuế GTGT thì thời điểm kê khai không được chậm quá nửa năm kể từ tháng phát sinh hóa đơn GTGT đó.

  • Kê khai tờ khai thuế TNDN từng quý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý vừa qua.Nộp báo cáo tài chính khi kết thúc một năm

1.8. Kế toán phí

Củ thể, công việc của kế toán phí bao gồm:
  • Ghi chép số liệu, phản ánh tính chính xác, tính kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp/công ty; kiểm tra tính phù hợp với hợp pháp của từng khoản chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch và định mức chi phí.

  • Kiểm soát sổ theo dõi chi tiết chi phí theo từng yếu tố, từng khoản mục và địa điểm phát sinh chi phí thời điểm đó .

  • Theo dõi tiêu thức phân bổ và phân bổ chi phí kinh doanh cho hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ và hàng còn lại chưa tiêu thụ trong trường hợp doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài hạn và lượng hàng hoá tồn kho cuối kỳ lớn.

  • Liệt kê các số liệu cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của doanh nghiệp/công ty.

1.9. Kế toán tổng hợp

Cu thể, công việc của kế toán tổng hợp bao gồm:
  • Kiểm tra khắt khe đối chiếu các số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.

  • Kiểm tra đối chiếu các định khoản nghiệp vụ phát sinh.

  • Kiểm soát sự cân bằng giữa số liệu kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.

  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và  trùng khớp đúng với các báo cáo chi tiết.

  • Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng công ty.

  • Kiểm soát công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng hợp công nợ toàn bộ công ty.

  • Đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty.

  • Tạo sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp theo công ty theo quy định.

  • Kế toán tổng hợp sẽ công khai báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết.

  • Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán yêu cầu.

  • Theo dõi phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở.

  • Cải tiến các phương pháp kế toán và chế độ báo cáo.

  • Tổng hợp các số liệu kế toán khi có yêu cầu kiểm tra.

  • Kê khai số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng cấp cao có quyền hành khi có yêu cầu.

  • Đề nghị và đề xuất các biện pháp khắc phục cải tiến trong việc kinh doaanh để phát triển

  • Dữ liệu liên quan đến kế toán theo quy định sẽ được lưu giữ 

 

fanpage facebook

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch...

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự
Sản Phẩm Dược Liệu Sản phẩm về gấc Dịch Vụ Tư Vấn Nông Nghiệp Dịch Vụ Vận Tải Chợ Rau Củ Qủa