Luật sư tư vấn:

1. Thu nhập chịu thuế là gì ?

Thu nhập chịu thuế là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân. Bao gồm cả các khoản tiền lương, tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế.

Mục đích của việc nộp thuế chính là góp phần tăng thêm thu nhập cho kho bạc, ngân sách của nhà nước. Thuế được coi là một trong những nguồn thu lớn của nhà nước và chính phủ không chỉ tại Việt Nam mà còn nhiều các quốc gia khác. Ngoài ra, việc thu nhập chịu thuế là đóng góp vào công cuộc công bằng hóa xã hội. Như chúng ta đã biết thu nhập của mỗi người lao động dựa chi trả theo đúng mức năng lực và trình độ của họ. Việc nhà nước áp dụng các mức thế lên thu nhập cá nhân của người lao động, với quy định mức lương từ 9 triệu trở lên sẽ bắt buộc phải đóng thuế. Từ đó, nhà nước sẽ cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, đồng thời góp phần vào việc hạn chế và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các tầng lớp trong xã hội.

 

2. Các khoản thu nhập chịu thuế theo quy định pháp luật hiện nay

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công là thu nhập mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, gồm những khoản cụ thể sau:

 

2.1 Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công

>> Xem thêm:  Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định mới 2022 ?

2.2 Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản trợ cấp, phụ cấp.

2.3 Tiền thù lao nhận được dưới những hình thức như:

- Tiền hoa hồng môi giới, tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa;

- Tiền tham gia dự án, đề án;

- Tiền tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật;

- Tiền nhuận bút theo quy định pháp luật về chế độ nhuận bút;

- Tiền tham gia hoạt động giảng dạy;

- Tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao;

- Tiền dịch vụ quảng cáo;

- Tiền thù lao khác, tiền dịch vụ khác.