CÔNG TY LUẬT TNHH GLOBAL SURPLUS- GSP
danh mục dich vụ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
0908 005 554
CSKH 01
0986544477
CSKH 02
0908005554

Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh-Thương Mại

Tranh chấp trong kinh doanh( hay tranh chấp thương mại) là mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên  trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh.

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Chủ thế của tranh chấp thương mại

Chủ thể trong tranh chấp thương nhân là các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Theo đó, tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên trong quan hệ tranh chấp là thương nhân. Tuy nhiên, có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty hoặc các tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản công ty…

Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại

Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là do một trong các bên có hành vi vi phạm trong quan hệ thương mại hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, đặc điểm chung trong tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên. Một số quan hệ tranh chấp thương mại đặc thù có thể kể đến như sau:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua, xây dựng, vận chuyển hàng hóa, gia công, ủy quyền, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư tài chính, ngân hàng, hợp tác, liên kết kinh doanh,…

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh khác,…

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại

Các phương thức giải quyết tranh chấp

Các tranh chấp thương mại được giải quyết thông qua bốn phương thức chính sau:

  • Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng

Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng các bên cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của luật sư để được phân tích các cơ sở pháp lý và đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý để các bên hiểu rõ và thấy đươc quyền và trách nhiệm của mình nhằm tìm hướng giải quyết cũng như dung hòa được quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

  • Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải

Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

  • Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài

Như đã phân tích phần đặc điểm của tranh chấp thương mại, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại là đặc điểm đặc trưng của tranh chấp thương mại. Theo đó, các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

  • Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

Dịch vụ của GSP về tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại gồm:

  • Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ kinh doanh thương mại;

  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp thương mại;

  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp thương mại;

  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;

  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp;

  • Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.

  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của khách hàng.

  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại toàn án các cấp hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng khác

Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Công Ty Luật TNHH Global Surplus cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả cao nhất cho khách hàng.

 

Mọi thông tin chi tiết về gói dịch vụ vui lòng liên hệ:

 Công ty  LUẬT TNHH GLOBAL SURPLUS

 Địa Chỉ: Số 137/9 Đường 59, P.14, Q.Gò Vấp, TP HCM

 Điện Thoại: (84-28)6 295 7936

Hotline: 0986 544 477

 Website: www.ort.com.vn ; Email: Consultancy@ort.com.vn

 

bài viết khác
fanpage facebook

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch...

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự
Sản Phẩm Dược Liệu Sản phẩm về gấc Dịch Vụ Tư Vấn Nông Nghiệp Dịch Vụ Vận Tải Chợ Rau Củ Qủa